1. Van đáy hoặc bất cứ van nào trên đường hút bị kẹt dính.
2. Có vật gì đó thỉng thoảng làm tắc đường ống hút. Nếu bơm hút từ sông ; bể thu hoặc từ biển, thì cát là một trong nguyên nhân có khả năng.
3. Giẻ rách lòng thòng hút vào buồng bơm là một nguyên thường gặp.
4. Đường ống bị vỡ.
5. Lưới chắn rác , màng lọc thường xuyên bị tắc nghẽn.
6. Bể nước bị đóng băng khi thời tiết lạnh.
7. Nắng mặt trời làm nóng đường hút, đang làm tăng nhiệt độ lưu chất đến điểm bốc hơi.
8. Mặt nước động trong bể giảm xuống gây nên hiện tượng xoáy nước, khi đó luồng khí lọt vào buồng hút.
9. Nhiều bơm đang hoạt động tại cùng một bể hút, làm giảm mực nước động rất nhanh.
10. Phao báo cạn bị hỏng. Thỉng thoảng nó cho chỉ số mặt nước cao hơn thực tế đang có.
11. Trong hệ thống bơm tuần hoàn, ống xả nối trực tiếp với ống hút, hoặc hở và nhiệt độ dung dịch tăng lên.
12. Thỉnh thoảng chiều sâu hút quá sâu. Ma sát đường ống hút tăng sẽ làm giảm khả năng hút của bơm.
13. Bể hút được làm nóng để chống đông cho dung dịch. Thỉng thoảng nó làm nóng quá mức.
14. Tỷ trọng của dung dịch bị thay đổi. Trường hợp này có thể xảy ra với lưu chất bơm có nhiệt độ hoặc chất tẩy rửa hoặc chống đông bị kích hoạt trong đường ống.
15. Bể xả bị thay đổi từ áp xuất dương sang áp xuất âm theo như dây truyền sản xuất.
16. Gioăng nối Van trên đường ống hút có áp xuất âm và khí có thể lọt vào thông qua các đệm kín.
17. Bể nước đang được bơm cạn kiệt
18. Miệng ống hút đang bị chuyển dịch hoặc biến đổi bằng nhiều cách khác nhau. Lúc đó van đáy, rọ rác, cút cong hoặc các thiết bị khác có được lắp đặt trong hệ thống hút ?
19. Có thể các lớp cặn vôi của nước cứng hoặc các loại vật rắn khác đọng lại trong đường ống hút làm giảm kích thước đường ống hút sau khoảng thời gian sử dụng ?
- Home/
- /Bơm quá ồn hoặc chạy quá tải thường là nguyên nhân của hiện tượng bọt khí. Sau đây là các nguyên nhân thường gặp của hiện tượng bọt khí.